Ngành hàng không gồm những nghề gì? Mức lương ra sao?
Ngành hàng không gồm những nghề gì? Trên thực tế ngành hàng không bao gồm rất nhiều nghề, không chỉ đơn giản có phi công và tiếp viên như mọi người thường nghĩ. Ngành hàng không ở thời điểm hiện tại đang là một ngành hot bởi sức cạnh tranh của nó.
Ngành hàng không là gì?
Đây là ngành thuộc lĩnh vực kinh tế vận tải yêu cầu áp dụng công nghệ kỹ thuật cao – hiện đại và hoạt động của ngành hàng không chủ yếu mang tính quốc tế được gắn liền với mức độ an toàn và an ninh quốc gia. Đặc biệt, ngành hàng không cần phải đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ, cố định vì đây là ngành nắm giữ những vai trò vô cùng quan trọng đến tính mạng con người. Trên thực tế, ngành hàng không bao gồm rất nhiều nghề.
Tiềm năng của ngành hàng không
Ngành hàng không là một trong những ngành đặc thù và khá kén ứng viên. Do đó thu nhập của những nghề trong ngành hàng không khá cao và được xã hội tôn trọng.
Không bao giờ lỗi thời và luôn trong đà phát triển
Trong những năm gần đây, khi mà hàng loạt các ngành kinh tế dần đi vào khó khăn và bão hòa, thì Hàng không vẫn tiếp tục phát triển không ngừng bởi đơn giản, nhu cầu di chuyển của con người là vô hạn.
Cụ thể, số lượng hành khách được phục vụ tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014 (từ hơn 12 triệu lượt hành khách năm 2008 lên thành hơn 20 triệu lượt năm 2014) và con số này chắc chắn sẽ không dừng lại trong những năm tiếp theo.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với ngành hàng không
Các hãng hàng không càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó ngành hàng không hiện tại vẫn đang trên đà phát triển rất mạnh. Do đó nhu cầu nhân lực từ các nghề trong ngành hàng không vẫn đang thiếu và chưa đến mức bị bão hòa như những ngành khác.
Hiện tại ở nước ta có 3 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air, tuy nhiên, cơ hội làm ở những nghề của ngành hàng không không chỉ gói gọn ở 3 hãng hàng không này, mà còn đến từ rất nhiều những hãng hàng không khác đang khai thác dịch vụ tại Việt Nam như Air France, China Airlines, Singapore Airlines, Aeroflot, Emirates Airlines, Etihad Airways…
Môi trường làm việc năng động, trẻ trung, chuyên nghiệp
Đây là ngành mà nhân lực các nghề phải làm việc 24/24 và xoay ca cho nhau. Do đó nói ngành hàng không là một trong những môi trường sôi nổi bậc nhất cũng không ngoa. Bởi vậy thu nhập của nhân lực trong ngành này cũng rất xứng đáng với nỗ lực mà họ bỏ ra.
Với ngành hàng không, hực sự đây là nơi mà các bạn trẻ nên thử sức để hoàn thiện mình về mọi mặt, từ ngoại hình cho tới kiến thức. Ngoài ra, từ sự chỉnh chu trong đồng phục của các tiếp viên hàng không cho đến sự nghiêm ngặt trong giờ giấc, càng khẳng định sự chuyên nghiệp của ngành này.
Có cơ hội làm việc tại nước ngoài và du lịch xuyên biên giới
Bạn sẽ có cơ hội đặt chân đến nhiều nơi trên thế giới. Điều đó là một cơ hội lớn để bạn có thể mở mang tầm mắt về sự đa dạng văn hóa thế giới. Từ đó bạn sẽ trở nên cởi mở hơn và có vốn kiến thức rộng và phong phú hơn về thế giới mình đang sống. Nếu vì một lí do nào đó bạn không thể tiếp tục làm trong ngành hàng không thì những kĩ năng trên vẫn là điểm sáng trong CV của bạn.
Toàn bộ các hãng hàng không trên thế giới đều có vé ưu đãi cho nhân viên của mình, và giá vé nội bộ ở 1 số hãng, được giảm lên tới 90%, tức là bạn chỉ phải trả 10% giá vé thôi, rất hấp dẫn phải không nào?
Đó là 1 vài lợi điểm của ngành Hàng không, tất nhiên nó cũng sẽ có những điểm trừ như là áp lực cao (đặc biệt là về thời gian và tính chính xác), không được nghỉ Lễ, Tết như các ngành nghề khác, làm việc theo ca …nhưng nếu bạn cảm thấy hứng thú và muốn thử sức thì tại sao không?
Ngành hàng không gồm những nghề gì?
Phi công
Phi công sẽ bao gồm các cơ trưởng và các cơ phó. Công việc chủ yếu là điều khiển máy bay và vận hành nó một cách suôn sẻ trên không. Vì máy bay là phương tiện hiện đại do đó các phi công thường là những người có trình độ cao. Để có được bằng phi công thì bạn sẽ phải trải qua nhiều vòng thi tuyển khắc nghiệt.
Đây là công việc có yêu cầu cao cả về ngoại hình, sức khỏe và cả trí tuệ. Do đó mức lương của phi công là con số đáng mơ ước khi so với bất kì ngành nghề nào khác.
Công việc chủ yếu của ngành phi công là chuẩn bị, kiểm tra những thiết bị dẫn lái và đảm bảo tình trạng quy trình được diễn ra thuận lợi, lên kế hoạch bay. Trong quá trình thực hiện lái, phi công sẽ sử dụng những kỹ năng điều khiển kết hợp với chỉ dẫn của trạm không lưu để điều hướng máy bay theo đúng quy trình.
Bên cạnh đó, phi công còn đảm nhiệm cung cấp thông tin như điều kiện thời tiết, các bến đỗ, báo cáo quá trình bay. Với những điều kiện làm việc như vậy, để theo được ngành phi công phải đảm bảo cho mình sức khỏe tốt, mắt và tai đều nhạy bén và không được vướng mắc những căn bệnh liên quan đến tim.
Tiếp viên hàng không
Ngành nghề trong lĩnh vực hàng không vô cùng đa dạng nhưng thân thuộc và thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ nhất là tiếp viên hàng không.
Nhiệm vụ của tiếp viên hàng không sẽ bao gồm phục vụ, đảm bảo được sự an toàn và tạo cảm giác thoải mái cho hành khách. Trong một số trường hợp khẩn cấp, họ sẽ là người hướng dẫn và giải quyết các vấn đề phát sinh trong chuyến bay.
Yêu cầu đối với tiếp viên:
Đối với nam: chiều cao từ 1m65 – 1m82, độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, có cân nặng phù hợp với chiều cao, ngoại hình khá, không có dị tật, hình săm, sẹo hay những đặc điểm không phù hợp với ngành dịch vụ
Đối với nữ: chiều cao từ 1m58 – 1m75, độ tuổi từ 18 – 28 tuổi, có cân nặng phù hợp với chiều cao, ngoại hình khá, không có dị tật, hình săm, sẹo hay những đặc điểm không phù hợp với ngành dịch vụ.
Bên cạnh những tiêu chuẩn về ngoại hình, để làm tiếp viên hàng không bạn cần đạt:
Trình độ văn hóa: tốt nghiệp THPT trở lên, có lý lịch rõ ràng.
Ngoại ngữ: TOEIC tối thiểu 550 điểm hoặc chứng chỉ TOEFL paper (550), TOEFL ibt (61), TOEFL cbt (173), IELTS (5.0). Đây là một trong những căn cứ cơ bản để ứng viên trúng tuyển được phân bay theo những tuyến trong nước và quốc tế.
Ưu tiên những ứng viên biết từ 2 thứ tiếng trở nên.
Ngoài ra các ứng viên ứng tuyển phải vui vẻ, hòa đồng, lịch sự, hoạt bát, nhanh nhẹn, nhạy bén trong mọi tình huống.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Thủ tục viên sân bay
Thủ tục viên sân bay là những người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến việc làm thủ tục, giấy tờ của khách hàng trước khi lên máy bay. Các thủ tục viên cho sân bay sẽ đứng tại các quầy thông tin của hãng hàng không mà mình làm việc để thực hiện công việc kiểm tra, làm các thủ tục về con người và hành lý cho hành khách trước khi họ được phép đi vào bên trong phòng chờ để lên máy bay di chuyển.
Thông thường, mỗi hãng hàng không đều có những thủ tục viên đứng ở quầy thủ tục của riêng mình. Các thủ tục viên cũng sẽ chia ra thành các vị trí đứng quầy khác nhau và thực hiện việc làm thủ tục theo sự phân chia theo quy định. Dựa vào sự phân chia, sắp xếp đối với các chuyến bay nội địa hoặc quốc tế, các thủ tục viên sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình.
Yêu cầu đầu tiên của các ứng viên là phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Vị trí công việc này không đòi hỏi kiến thức chuyên ngành hay kiến thức quá sâu rộng.
Tuy nhiên, các ứng viên còn phải có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là về ngoại ngữ. Bởi là công việc phải trực tiếp giao tiếp và tiếp xúc với hành khách nên các thủ tục viên cần có kỹ năng giao tiếp tốc cũng nhugw khả năng truyền đạt dễ hiểu. Khả năng chịu đựng được áp lực công việc cao cũng là một yếu tố cần thiết của một thủ tục viên.
Kiểm soát viên không lưu
Kiểm soát viên không lưu hay nhân viên điều phối là những người điều hành, đảm bảo an toàn cho những chuyến bay. Có 4 loại hình Kiểm soát viên Không lưu (KSVKL): KSVKL đường dài, KSVKL tiếp cận, KSVKL tại sân bay và nhân viên kiểm soát mặt đất.
Với vai trò của một Kiểm soát viên không lưu, công việc chính của họ là đảm bảo khoảng cách an toàn, hay còn gọi là phân cách giữa các tàu bay. Họ phải duy trì việc liên lạc với phi công trong suốt hành trình chuyến bay. Đồng thời phải luôn theo dõi, nắm rõ lộ trình chuyến bay bắt đầu từ lúc khởi hành cho đến khi hạ cánh để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đảm bảo an toàn bay là ưu tiên hàng đầu.
Với lưu lượng chuyến bay ngày càng tăng cao mỗi năm, đòi hỏi Kiểm soát viên không lưu phải điều hành các chuyến bay an toàn, điều hòa và nhanh chóng để tạo ra hiệu quả cao nhất.
Đây là công việc mang tính chất đặc thù và đòi hỏi ở chúng ta sự thông minh, nhanh nhạy và đặc biệt là tính chuyên nghiệp cao. Để trở thành một kiểm soát viên không lưu, bạn phải là một người:
Có trách nhiệm cao với công việc;
Đam mê ngành hàng không;
Định hình không gian tốt;
Trí nhớ tốt và khả năng tư duy nhanh;
Khả năng quyết định nhanh chóng và thực hiện nhiều việc cùng lúc;
Khả năng làm việc theo nhóm;
Làm việc theo ca kíp;
Thích ứng với Stress và bình tĩnh khi gặp áp lực
Có sức khỏe, thị lực và thính giác tốt;
Không sử dụng các chất có kích thích có thể làm ảnh hưởng đến sự tỉnh táo…;
Chuyên viên cân bằng trọng tải
Đây vốn là công việc không đòi hỏi quá nhiều tố chất nhưng nó đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận và đầu óc tính toán nhanh và chính xác. Các công việc của nghề này bao gồm như sau:
Tính toán cân bằng trọng tải máy bay đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay cất cánh từ sân bay.
Cung cấp các tài liệu chuyến bay cho các đơn vị liên quan.
Lập các bản Hướng dẫn chất tải cho các chuyến bay đi.
Giám sát chất xếp chuyến bay đến và đi đối với loại máy bay đúng bản hướng dẫn chất xếp tại các thời điểm và vị trí quy định nhằm đảm bảo an toàn, chính xác.
Giám sát, điều phối hoạt động của các đơn vị trọng dây chuyền cung ứng dịch vụ tại máy bay, phát hiện và giải quyết những trường hợp bất thường phát sinh.
Lưu trữ, giao nộp tài liệu chuyến bay cho các cơ quan hữu quan.
Kỹ sư bảo dưỡng máy bay
Do đặc thù của công việc, kỹ sư bảo trì máy bay sẽ phải làm việc trong các nhà chứa máy bay với diện tích rất lớn tại các sân bay trên toàn quốc. Một trong số những địa điểm làm việc lí tưởng của các ứng viên hiện nay là nhà chứa của công ty kỹ thuật máy bay VAECO; đây được coi như là bệnh viện máy bay lớn nhất Việt Nam.
Mỗi ngày, nhân viên ở đây phải bảo dưỡng định kì cũng như sửa chữa các hỏng hóc bất thường cho các loại máy bay với đủ các kích cỡ, chủng loại khác nhau. Từ các máy bay cỡ vừa của các hãng hàng không trong nước, cho tới những loại máy bay thân rộng, hoặc siêu máy bay của các hãng hàng không quốc tế cất và hạ cánh tại Việt Nam.
Theo dõi tình trạng vận hành của máy bay, tham gia khắc phục các sự cố nhanh nhất để có thể kịp thời gian cất, hạ cánh của chuyến bay
Tìm hiểu nguyên nhân hư hỏng, tìm ra và đề xuất giải pháp khắc phục các hư hỏng của máy bay
Xây dựng, phát triển các quy trình sửa chữa, bảo dưỡng máy bay cho từng chủng loại phù hợp
Phân tích các thông số kỹ thuật nhằm duy trì tối đa tuổi thọ cho các thiết bị máy móc, hạn chế tối đa việc sửa chữa nhằm tiết kiệm chi phí
Các vị trí khác
Hỗ trợ khách hàng, chuyên giúp giải quyết các thủ tục giấy tờ.
Vận chuyển hành lý.
Thông tin cung cấp thông tin cần thiết, giải quyết khiếu nại của khách.
Tìm kiếm hành lý thất lạc.
Điều động để phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân để đảm bảo chuyến bay thông suốt.
Bán vé máy bay.
Tiếp nhận và kiểm tra đóng gói phân loại hàng hóa.
Nhân viên bảo vệ cảng hàng không.
Nhân viên cứu hộ cảng hàng không.
Trên đây đã trả lời cho bạn câu hỏi Ngành hàng không gồm những nghề gì? Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã nắm được cho mình những thông tin cần thiết. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ
Comments